phong cach kien truc 3

Top 7 phong cách thiết kế kiến trúc nổi bật được ưu thích nhất

Một ngôi nhà đẹp không chỉ mang đến tâm trạng tốt lành cho những người sống trong đó mà còn góp phần không nhỏ gây ấn tượng với người khác và nâng tầm phong cách chủ nhân. Trong bài viết này, Thịnh Phát xin giới thiệu đến quý bạn đọc top 7 phong cách thiết kế kiến trúc nổi bật mà bạn có thể ứng dụng trong xây dựng không gian sống của mình.

phong cach kien truc 3
Top 7 phong cách thiết kế kiến trúc nổi bật.

Phong cách kiến trúc hiện đại

Phong cách kiến trúc hiện đại với đặc trưng trong thiết kế và sử dụng vật liệu không thể nhầm lẫn như sử dụng các màu sắc đơn giản. Sử dụng vật liệu chủ yếu là kính, kim loại, bê tông…Kiểu dáng gọn gàng, ngăn nắp, ít các chi tiết trang trí rườm rà.

Đặc trưng nổi bật của phong cách thiết kế này là:

  • Màu sắc đơn giản, các tông màu nhạt từ 1-2 tông làm chủ đạo.
  • Chất liệu xây dựng được ưa chuộng là kính, nhôm, sắt,…
  • Ngăn nắp và thiết kế từ đầu, ít dư thừa.
  • Ít sử dụng các loại tranh, ảnh hoặc vật dụng phụ kiện nhiều màu sắc để trang trí.

Phong cách kiến trúc cổ điển 

Phong cách thiết kế cổ điển được sử dụng phổ biến trong những biệt thự, nhà phố. Phong cách này thường dựa trên nền tảng sang trọng, đẳng cấp với rất nhiều phụ kiện xa xỉ nhằm tăng vẻ bề thế, oai nghi cho tổng thể không gian.

Trái ngược những thiết kế theo phong cách hiện đại, cổ điển lựa chọn tone màu trầm và đậm như màu nâu, vàng, đen,…

Nếu bạn đang có ý định áp dụng lối thiết kế nội thất đầy tinh tế này cho không gian nhà mình, hãy liên hệ ngay với Thịnh Phát để được tư vấn những món đồ ngoại thất từ nhôm đúc hay sắt mỹ thuật, góp phần cho không gian thêm phần thu hút.

phong cach kien truc 1
Phong cách này thường dựa trên nền tảng sang trọng, đẳng cấp.

Phong cách kiến trúc tối giản

Những năm gần đây xu hướng minimalism ngày càng phổ biến. Phong cách này thường có đặc điểm:

  • Loại bỏ những chi tiết rườm rà không cần thiết và chỉ chú trọng vào những thứ thiết yếu: ánh sáng, hình thức, vật dụng nội thất chất liệu bền đẹp là tiêu chí hàng đầu.
  • Đồ phụ kiện và nội thất tối giản tập trung vào chức năng và tính thực dụng. Bề mặt phẳng, nhẵn và các đường nét khỏe khoắn, sạch sẽ.
  • Màu sắc tự nhiên nhẹ nhàng, mềm mại.

Phong cách thiết kế kiến trúc tự do Bohemian

Phong cách này rất phù hợp với những ai yêu thích tự do và sự phá cách. Đặc trưng của phong cách này là những màu rực rỡ, tươi mới nhưng vẫn có nét hoang dã, bí ẩn và đầy sức hút. 

Ngoài ra, Bohemian còn thể hiện nét khác biệt qua những món đồ được chế tạo tinh xảo, khéo léo. Mỗi món đồ là một tác phẩm nghệ thuật mang tính thẩm mỹ cao.

phong cach kien truc 4
Phong cách này rất phù hợp với những ai yêu thích tự do và sự phá cách.

Phong cách kiến trúc hiện đại kết hợp cổ điển

Đây là phong cách rất phổ biến vì có sự linh hoạt cao. Gia chủ có thể kết hợp cả 2 yếu tố hiện đại và cổ điển cho cùng một không gian mà không cần quá gò ép vào một tiêu chuẩn cố định. Sự kết hợp này sẽ đem lại cho không gian cảm giác vừa tươi mới, phóng khoáng nhưng vẫn không kém phần truyền thống.

Nếu yêu thích phong cách này, bạn nên lưu ý chọn bảng màu trung tính kết hợp với tất cả các vật liệu hiện đại lẫn truyền thống chẳng hạn như: Sắt, nhôm (hiện đại) kết hợp nội thất sang trọng (cổ điển).

Phong cách thiết kế Rustic

Rustic Style tập trung nhấn mạnh vào những đường nét tối giản, mộc mạc trong không gian.

Hầu hết các vật dụng sử dụng trong không gian Rustic đều làm từ chất liệu gỗ, không có hoa văn trang trí. Nhờ sự đơn giản đó sẽ khiến không gian căn phòng trở nên thoáng đãng, hiện đại và tiện nghi hơn. Phong cách thiết kế Rustic sẽ mang đến vẻ quyến rũ hơn cho không gian nhà bạn.

phong cach kien truc 2
Rustic Style tập trung nhấn mạnh vào những đường nét tối giản, mộc mạc trong không gian.

Phong cách kiến trúc công nghiệp

Phong cách kiến trúc công nghiệp chính là sự đơn giản, thô sơ. Những bức tường gạch hay tường bê tông thô, để lộ đường ống nước chạy quanh không gian nhà mà không cần che chắn chính là các chi tiết thô đặc trưng của phong cách thiết kế nội thất công nghiệp.

Các chất liệu thi công đặc trưng của phong cách Industrial thường mang đậm chất công nghiệp như bê tông, gạch, sắt, gỗ, kính,… để tạo nên bề mặt thô mạnh mẽ.

Ngôi nhà của bạn trông thế nào, có gây ấn tượng với người khác hay không phụ thuộc rất lớn vào phong cách kiến trúc. Với những thông tin được cung cấp ở trên, hy vọng đã cung cấp cho bạn được một số kiến thức, kinh nghiệm hữu ích trước khi quyết định thiết kế không gian sống của mình theo phong cách kiến trúc nào. 

Xem thêm: Cách làm cổng nhà hợp phong thủy giúp gia chủ đón tài lộc.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *